VUI HỌC THÁNH KINH
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
(Lc 9,23-26)
TIN MỪNG
23 Rồi Đức Giêsu nói với mọi người: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính
mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. 24 Quả vậy, ai muốn cứu
mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu
được mạng sống ấy. 25 Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất
chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì? 26 Ai xấu hổ vì tôi
và những lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến
trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần.
23 Then he said to all, "If anyone wishes
to come after me, he must deny himself and take up his cross daily and follow
me.
24 For whoever wishes to save his life will lose
it, but whoever loses his life for my sake will save it.
25 What profit is there for one to gain the
whole world yet lose or forfeit himself? 26 Whoever is ashamed of me
and of my words, the Son of Man will be ashamed of when he comes in his glory
and in the glory of the Father and of the holy angels.
I. HÌNH TÔ MÀU
- Chủ đề
của hình này là gì?
…………………………………………………………………………...
- Bạn hãy viết
lại câu Tin Mừng thánh Luca 9,24
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
II. CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
1. Giáo hội Việt Nam có bao nhiêu vị tử đạo được
phong hiển thánh?
a.
113
b. 117
c. 118
d. 120
2. Đức Giáo Hoàng nào đã phong hiển thánh cho các
vị Tử đạo Việt Nam?
a. Đức Giáo hoàng Piô XII.
b. Đức Giáo hoàng Gioan XXIII.
c. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II.
d. Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI.
3. Người tín hữu tử đạo đầu tiên ở Đàng Trong tên là gì?
a. Bà Anê Lê Thị Thành
b. Thầy Anrê Phú Yên
c. Cha Phaolô Lê Bảo Tịnh
d. Anh Phanxicô
4. Người tín hữu đầu tiên của Giáo hội Việt Nam tên là gì?
a. Công Chúa Mai Hoa
b. Ông Đỗ Hưng Viễn
c. Bà Lê Thị Thành
d. Thầy Anrê Phú Yên
5. Người tín hữu tử đạo đầu tiên ở Đàng Ngoài tên là gì?
a. Bà Anê Lê Thị Thành
b. Thầy Anrê Phú Yên
c. Cha Phaolô Lê Bảo Tịnh
d. Anh Phanxicô
6. Các chứng nhân đức tin của Giáo hội Việt Nam được tuyên thánh vào ngày
nào?
a. Ngày 01.01.1988
b. Ngày 19.06.1988
c. Ngày 29.06.1988
d. Ngày 01.11.1988
7. Thầy giảng Anrê Phú Yên được Đức giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân
phước?
a. ĐGH Alexandro
VII
b. ĐGH Gioan XXIII
c. ĐGH Piô XII
d. ĐGH Gioan Phalô II
8. Ngài là giáo sư
Chủng viện Trung Linh, là linh mục Việt Nam tử đạo đầu tiên. Ngài để lại dấu ấn
sâu đậm khi diễn ra Hội đồng Tứ Giáo tại phủ của chú Chúa Trịnh Sâm. Nơi đây
đại diện của 4 tôn giáo Khổng - Tử - Lão và Thiên Chúa trình bày về nguồn
gốc con người, mục đích cuộc đời và đời sau của mỗi người.
a. Lm. Vinh sơn PHẠM HIẾU LIÊM
b. Lm. Giuse MARCHAND DU
c. Lm. Phaolô LÊ BẢO TỊNH
d. Lm. Philipphê PHAN VĂN MINH
9. Ngài là Giám đốc Chủng viện Vĩnh Trị, là người yêu
mến thánh giá đến nỗi người ta gọi kháo nhau: Ông này nghiện thánh giá.
Tên ngài là gì?
a. Lm. Anrê TRẦN AN DŨNG LẠC
b. Lm. Giuse MARCHAND DU
c. Lm. Phaolô LÊ BẢO TỊNH
d. Lm. Philipphê PHAN VĂN MINH
10. Một thừa sai Paris, cuộc tử đạo của ngài mang màu
sắc bi tráng nhất. Ngài là vị tử đạo duy nhất bị án bá đao, nghĩa là bị cắt xẻo
đủ 100 nhát trước khi bị chặt làm 4 phần, còn thủ cấp bị nghiền nát đổ xuống
biển.
a. Lm. Giuse MARCHAND DU
b. Gm. Ignatiô DELGADO Y
c. Gm. Têphanô CUENOT
THỂ
d. Gm. Đaminh HENARES MINH
III. Ô CHỮ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
NHỮNG GỢI Ý:
1. Một linh mục thừa sai Paris, cuộc tử đạo của ngài mang
màu sắc bi tráng nhất. Ngài là vị tử đạo duy nhất bị án bá đao, nghĩa là bị cắt
xẻo đủ 100 nhát trước khi bị chặt làm 4 phần, còn thủ cấp bị nghiền nát đổ
xuống biển.
2. Là linh mục, một người con của Giáo phận Vĩnh Long
được vinh dự cùng soạn tự điển với Đức cha Tabert Từ. Chủng viện giáo phận Vĩnh
Long đã nhận ngài làm thánh bổn mạng.
3. Là thầy giảng dòng ba Đaminh, đã bị bắt cùng tử
đạo với Đức cha Henares Minh. Thầy luôn nói: “Tôi sẵn sàng đi theo Đức cha
Henares Minh cho đến chết, sẵn sàng chịu mọi cực khổ như ngài, kể cả cái chết
dữ tợn nhất”.
4. Ngài là vị quan án, người làng Quần Cống, tỉnh Nam
Định.
5. Quan thái bộc đời vua Tự Đức, bị dẫn đi xung quanh
nội thành Huế 3 ngày rồi mới chém đầu.
6. Một linh mục bị xử tử dưới triều vua Minh Mạng,
được mọi người quý trọng đến nỗi khi ra pháp trường họ xin được khiêng ngài,
còn 10 lý hình được lệnh chém thì trốn hết.
7. Một linh mục bị bắt đến lần thứ 3 như là ý Chúa
muốn. Ngài được lãnh phúc tử đạo tại Cửa Ô, Cầu Giấy, Hà Nội, ngày 21.12.1839.
8. Ngài là chủng sinh can đảm, trước những lợi danh
trần thế đã nói: “Tôi chỉ mong chức quyền trên trời, chớ không màng chi danh
vọng trần thế”.
9. Ngài là Giám mục Thừa sai Paris, đã xin ĐGH Grêgôriô
XVI chia Địa phận Đàng Trong thành hai Địa Phận Đông và Địa Phận Tây để dễ dàng
chăm sóc, với khẩu hiệu: “Để tín hữu vững tin, phải đào tạo những tông đồ
truyền giáo”.
10. Là thầy giảng dòng ba Đaminh, đi theo Đức cha
Hermosilla, cùng bị bắt với Đức cha và được chết ở pháp trường Năm mẫu.
11. Thánh tử đạo làm nghề y sĩ, người làng Nhu Lý,
Quảng Trị.
12. Một thương gia đầy lòng quảng đại chết dưới triều
vua Thiệu Trị vì đã chở Đức giám mục Lefebre Nghĩa và các cha về nước.
13. Ngài là Giám đốc Chủng viện Vĩnh Trị, là người yêu
mến thánh giá đến nỗi người ta gọi kháo nhau: Ông này nghiện thánh giá.
14. Ngài là quan thị vệ dưới triều vua Minh Mạng, nên
vua muốn hành hình diễn ra âm thầm, ban đêm.
15. Đức Giáo Hoàng đã phong các chân phước của Giáo hội
Việt Nam lên bậc hiển thánh.
16. Vị linh mục chết dưới triều vua Minh Mạng với chỉ
dụ của vua: “Ông là người bản quốc, là đạo trưởng Giatô, bị bắt mà vẫn không
chịu bỏ đạo, thật là người ngu muội, cố tình không theo đường phải, vậy trảm
quyết ngay, giải về Nam Định làm gì?”
17. Vị Thánh nữ Tử đạo của Giáo hội Việt Nam.
18. Ngài còn có tên gọi là Năm Thuông, có án lưu đày
biệt xứ tại Vĩnh Long. Sau khi chết được đưa về quê tại Gò Thị. Hiện nay, hài
cốt của ngài ở tại Chủng viện Làng Sông (Bình Định).
19. Là một người con của Tây Ban Nha, Giám mục thuộc
dòng Đaminh, luôn hăng say rao giảng Tin Mừng. Dẫu đã chết ở trong ngục, nhưng
ngài vẫn bị đưa ra pháp trường chém đầu như án đã đề ra.
20. Ngài là giáo sư Chủng viện Trung Linh, là linh mục
Việt Nam tử đạo đầu tiên. Ngài để lại dấu ấn sâu đậm khi diễn ra Hội đồng Tứ
Giáo tại phủ của chú Chúa Trịnh Sâm. Nơi đây đại diện của 4 tôn giáo Khổng - Tử
- Lão và Thiên Chúa trình bày về nguồn gốc con người, mục đích cuộc đời
và đời sau của mỗi người.
Hàng dọc: Chủ đề của ô chữ này là
gì?
IV. CÂU THÁNH KINH GHI NHỚ VÀ HỌC THUỘC LÒNG
Quả
vậy, ai
muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn
ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì
sẽ cứu được mạng sống ấy.
(Lc 9,24)
***
GIẢI ĐÁP
VUI HỌC THÁNH KINH
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ đề: CÁC THÁNH TỬ ĐẠO
* Câu Tin Mừng thánh Luca 9,24:
Quả vậy, ai
muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn
ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì
sẽ cứu được mạng sống ấy.
II. Giải đáp
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
1. b. 117
2. c. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II.
3. b. Thầy Anrê Phú Yên
(26.7.1644)
4. b. Ông
Đỗ Hưng Viễn
5. d. Anh Phanxicô
6. b. Ngày 19.06.1988
7. d. ĐGH Gioan Phalô II
8. a. Lm Vinh sơn PHẠM HIẾU LIÊM
9. c. Lm
Phaolô LÊ BẢO TỊNH
10. a. Giuse MARCHAND DU Lm
III. Giải đáp
Ô CHỮ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
1. Lm. Giuse MARCHAND DU
2. Lm. Philipphê PHAN VĂN MINH
3. Thầy giảng Phanxicô ĐỖ VĂN
CHIỂU
4. Quan án Đaminh PHẠM TRỌNG KHẢM
5. Quan thái bộc Micae HỒ ĐÌNH HY
6. Linh mục Luca VŨ BÁ LOAN
7. Linh mục Anrê TRẦN AN DŨNG LẠC
8. Chủng sinh Tôma TRẦN VĂN THIỆN
9. Giám mục Têphanô CUENOT THỂ
10. Giuse NGUYỄN DUY KHANG
11. Y sĩ Simon PHAN ĐẮC HÒA
12. Thương gia Mátthêu LÊ VĂN GẪM
13. Lm. Phaolô LÊ BẢO TỊNH
14. Phaolô TỐNG VIẾT BƯỜNG
15. ĐGH GIOAN PHAOLÔ
II
16. Lm. Vinh Sơn ĐỖ YẾN
17. Anê LÊ THỊ
THÀNH
18. Anrê NGUYỄN KIM THÔNG
19. Giám mục Ignatiô DELGADO Y
20. Vinh Sơn PHẠM HIẾU LIÊM
Hàng dọc: CÁC THÁNH TỬ
ĐẠO VIỆT NAM