TIN MỪNG
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con hãy coi chừng, hãy tỉnh thức và cầu nguyện,
vì các con không biết lúc đó là lúc nào. Ví như
người đi phương xa, để nhà cửa lại, trao quyền hành cho các đầy tớ, mỗi người một việc, và căn
dặn người giữ cửa lo tỉnh thức. Vậy các con hãy tỉnh thức, vì các
con không biết lúc nào chủ nhà trở về, hoặc là
chiều tối, hoặc là nửa đêm,
hoặc là lúc gà gáy, hay ban sáng, kẻo khi ông trở về thình lình, bắt gặp các con đang
ngủ. Ðiều Ta bảo cho các con, thì Ta bảo cho tất cả mọi người là: Hãy tỉnh thức!”
I.
HÌNH TÔ MÀU
* Chủ đề của hình này là gì?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . .
* Bạn hãy ghi câu Tin Mừng thánh Máccô 13,33
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . .
II.
TRẮC NGHIỆM
1. Đức Giêsu kêu gọi
anh em phải coi chừng, phải làm gì vì anh em không biết khi nào thời ấy đến?
(Mc 13,33)
a. Cầu nguyện.
b. Tỉnh thức.
c. Tránh xa tội lỗi.
d. Tránh xa biệt
phái.
2. Khi người chủ trẩy
đi phương xa, để lại nhà, trao quyền cho ai? (Mc 13,34)
a. Các môn đệ.
b. Các đầy tớ.
c. Các tá điền.
d. Các tư tế.
3. Chủ nhà có thể đến
vào những lúc nào? (Mc 13,35)
a. Nửa đêm.
b. Rạng sáng.
c. Lúc chập tối.
d. Cả a, b và c
đúng.
4. Anh em phải canh
thức, kẻo lỡ ra ông chủ đến bất thần, biết anh em đang làm gì? (Mc 13,36)
a. Làm việc.
b. Chè chén say sưa.
c. Ngủ.
d. Tỉnh thức.
5. Điều Thầy nói với
anh em, Thầy cũng nói với mọi người… … (Mc 13,37)
a. Phải canh thức.
b. Phải sám hối.
c. Phải tin vào Tin
Mừng.
d. Phải cầu nguyện.
III.
Ô CHỮ
Những
gợi ý
1. Ai sẽ trở về bất
thần bắt gặp anh em đang ngủ? (Mc 13,36)
2. Đây là lúc ông chủ
có thể trở về? (Mc 13,35)
3. Ông chủ trẩy đi
đâu, để lại nhà trao quyền cho các đầy tớ của mình? (Mc 13,34)
4. Anh em phải làm gì
vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến? (Mc 13,35)
5. Khi người chủ trẩy
đi phương xa, để lại nhà, trao quyền cho ai? (Mc 13,34)
6. Đây là lúc ông chủ
có thể trở về? (Mc 13,35)
7. Ông chủ chỉ định
cho mỗi người mỗi việc, và ra lệnh cho ai phải canh thức? (Mc 13,34)
8. Điều Thầy nói với
anh em, Thầy cũng nói với mọi người… … (Mc 13,37)
Hàng dọc: Chủ đề của ô chữ này là gì?
IV. CÂU THÁNH KINH
GHI NHỚ VÀ HỌC THUỘC LÒNG
"Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức,
vì anh em không biết khi nào thời ấy đến”. (Mc 13,33)
***
Mùa Vọng
Lm. Nguyễn Hồng Giáo, OFM
Năm Phụng vụ bắt đầu với Mùa Vọng, chuẩn bị chúng ta
mừng đại lễ Giáng Sinh, một lễ tưng bừng nhất trong năm, xét về mặt xã hội,
không những trong đạo mà cả "ngoài đời" nữa. Tôi luôn luôn biết ơn và
cảm phục Giáo Hội, người mẹ hiền của chúng ta. Giáo Hội thật khôn ngoan, biết
rõ lòng người. Con người có nhu cầu vui chơi và mừng lễ. Trong đời sống xã hội
có biết bao nhiêu là ngày lễ, biết bao nhiêu mùa lễ và cao điểm.
Và ai cũng biết: các ngày lễ, các mùa lễ như thế không
chỉ có mục đích giải trí, vui chơi mà thôi. Trong Năm Phụng vụ, Giáo Hội cũng
cho ta sống nhiều mùa đại lễ, nhiều cao điểm Phụng vụ, để bồi dưỡng tinh thần
chúng ta, giúp ta sống bởi sự sống của Thiên Chúa cách dồi dào, phong phú hơn.
Đức Kitô tự ví mình như cây nho và chúng ta là cành. Cây nho này lại phải nẩy
sinh thêm những cành mới, lại phải trở nên xanh tươi và sinh hoa kết quả qua
các mùa Phụg vụ: Mùa Vọng và Giáng Sinh, Mùa Chay và Phục Sinh, rồi đến Mùa Thường
Niên.
Năm Phụng vụ nhắc lại lịch sử Dân Chúa trong Cựu ước
hoặc làm sống lại những biến cố lớn trong cuộc đời Chúa Giêsu, hoặc gợi lại
gương sáng của Đức Mẹ và các thánh, nhưng đó không phải là do lòng sùng bái quá
khứ, thích thú những chuyện đã qua rồi. Điều Phụng vụ nhắm tới không phải là
quá khứ nhưng là hiện tại, là đời sống ân sủng của chúng ta hôm nay. Bốn mùa
xuân, hạ, thu, đông nối tiếp nhau không phải chỉ là lặp lại y nguyên một vòng
tròn, song là điều kiện cho con người trưởng thành và sung mãn. Cũng vậy, người
Kitô hữu phải chờ đợi nơi năm Phụng Vụ sự sống của Chúa ngày càng dồi dào hơn
trong mình, sự sống mà họ đã nhận lãnh như một mầm mống trong Bí tích Thánh
Tẩy.
Các mùa Phụng vụ đều nhắm cùng một mục đích như nhau
nhưng theo những cách thức khác nhau, cũng như tứ thời bát tiết đều là những
mùa của trời đất xoay vần song không giống nhau. Vậy Mùa Vọng có gì đặc trưng?
Chúng ta cử hành gì trong mùa này?
Một chút lịch sử
Cho đến thế kỷ thứ IV, Giáo hội Tây phương mừng một đại
lễ duy nhất là lễ Phục Sinh. Tất nhiên là có một số lễ khác song tất cả đều quy
về Phục Sinh và không bao giờ long trọng bằng Phục Sinh. Đến thế kỷ thứ IV, Tây
phương mới bắt đầu mừng lễ Chúa Giáng Sinh vào ngày 25-12. Theo thời tiết, thì
đó là kỳ đông chí, lúc mà đêm ngắn lại và ngày bắt đầu dài thêm. Vào dịp này,
người ngoại giáo cử hành lễ mừng Ánh sáng. Giáo Hội đã đặt lễ Giáng Sinh vào
đúng ngày đó để công bố rằng chính Đức Giêsu Kitô mới thực là Ánh sáng, là Mặt
trời soi sáng thế gian.
Nhưng lúc đầu Giáng Sinh cũng chỉ là lễ thường thôi.
Mãi đến thế kỷ thứ VI mới trở thành một đại lễ, và cũng kể từ đó, người ta mới
tổ chức một thời gian chuẩn bị tương đương với Mùa Chay trước Phục sinh, và
được gọi là mùa Adventô tức là Mùa Vọng như ta quen gọi ngày nay. Năm Phụng Vụ
được tổ chức thành 2 chu kỳ xoay quanh 2 trung tâm là Phục sinh và Giáng sinh.
Chu kỳ Giáng Sinh vươn lên từ đêm tối đến ánh sáng (như mùa đông qua mùa xuân)
còn Phục Sinh thì đầm đìa trong ánh sáng chan hoà.
Tinh thần và Ý nghĩa
của Mùa Vọng
Vọng là trông mong. Trong thời gian Mùa Vọng, Giáo Hội
muốn chúng ta sống mãnh liệt hơn tâm tình khát mong Chúa đến. Nhưng Chúa đến
lúc nào? Ta biết Chúa đã đến cách nay 2000 năm, trong thận phận làm người. Mùa
Vọng có mục đích đầu tiên là chuẩn bị tâm hồn ta mừng lễ Giáng sinh, tức là kỷ
niệm biến cố Ngôi Hai xuống thế làm người tại Bêlem xưa. Nhưng ta cũng tuyên
xưng Người sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét thế gian và hoàn thành công
cuộc cứu độ không những đối với loài người mà còn đối vơi toàn thể vũ trụ nữa.
Mùa Vọng mời gọi chúng ta sống tích cực hướng về ngày
đó mà giáo lý quen gọi là ngày cánh chung. Giữa hai lần Chúa đến ấy, còn có thể
nói tới một lần nưã, đó là cuộc Chúa ngự đến cách nhiệm mầu trong tâm hồn chúng
ta bằng ân sủng, như lời Kinh Thánh: “Ai yêu mến Ta, thì Cha Ta sẽ yêu mến
người ấy và chúng ta sẽ cư ngụ trong người ấy”. Như vậy, Mùa Vọng cử hành ba
cuộc ngự đến. Cần nhớ tới cả ba nếu chúng ta muốn hiểu rõ nội dung của các bản
văn Kinh Thánh và Phụng vụ của mùa này và có được những tâm tình thích hợp.
Hồng y Newman đã viết: “Trong linh đạo Mùa Vọng, Đức Kitô xuất hiện như một
người đã có mặt đó rồi, và đồng thời vẫn không ngừng được chờ mong. Và Kitô hữu
sống linh đạo này như một người chờ đợi Đức Kitô”.
Có thể nói chúng ta sống càng về phía trưóc. Mùa Vọng
đến nhắc nhở chúng ta rằng cuộc đời ta còn dang dở và quê hương thật của ta ở
trên trời. Mùa Vọng mời gọi ta nhổ trại lên đường tiến về Ngày của Chúa, ngày
Chúa đến làm cho cuộc đời chúng ta cũng như toàn thể lịch sử nên sung mãn.
Chính ngày đó đem lại cho cuộc sống hiện tại một hướng đi và một ý nghĩa cao
cả. Vì thế nỗi chờ mong của ta cũng là một niềm hy vọng. Chúng ta chờ đợi với
sự tin tưởng và nôn nóng như người vợ hiền chờ đợi người chồng mà bà đã biết,
mà bà yêu mến và được yêu mến. “Đức Kitô về trời mang theo trái tim của Hội
thánh. Tất cả đời sống của Hội thánh chỉ là một hành vi khao khát, hy vọng, cầu
nguyện và đợi chờ” (Jean Daniélou). Lời cầu nguyện kết thúc toàn bộ Kinh Thánh mà
thánh Gioan Tông đồ đã đặt vào miệng Giáo Hội đang bị bách hại là: Lạy Chúa
Giêsu, xin ngự đến!
Ba thái độ sống cụ
thể
Theo tinh thần Mùa Vọng, sống hướng về ngày Chúa đến có
thể được diễn tả trong ba thái độ cụ thể. Trước tiên là tương đối hoá hiện tại.
Mọi giá trị ở đời này như của cải, danh vọng, tình yêu, gia đình, khoa học, kỹ
thuật, văn hoá… là những điều tốt lành mà chúng ta phải ra sức thực hiện theo
thánh ý của Chúa trong hoàn cảnh sống cụ thể của mình, nhưng đó chưa phải là
những cái tuyệt đối đáng cho ta coi là mục đích phải gắn bó và đeo đuổi với bất
cứ giá nào. Trái lại, chúng chỉ tìm được trọn vẹn giá trị khi đối chiếu với
cùng đích tối hậu, đích thực của đời ta.
Thái độ sống này làm cho ta nên khôn ngoan, sáng suốt,
chừng mực và tự do. Sống hướng về ngày Chúa đến còn đòi hỏi nơi ta một thái độ
thứ hai là phải cương quyết chống lại tội lỗi và sự ác nơi mình và chung quanh
mình, nơi gia đình và trong xã hội. Đó là dọn đường cho Chúa ngự đến, như chúng
ta thường hát trong Mùa Vọng theo lời Kinh Thánh: “Quanh co uốn cho ngay, Gồ
ghề san cho phẳng, Hố sâu lấp cho đầy, Nơi cao phải bạt xuống”.
Sau hết, sống hướng về ngày Chúa đến buộc ta phải tỉnh
thức và luôn luôn sẵn sàng như người tôi trung: hết lòng với nhiệm vụ được trao
phó, tận dụng mọi khả năng của mình để hoàn thành mọi việc theo ý chủ nhà hiện
đang vắng mặt và mau mắn mở cửa đón chủ về bất cứ lúc nào.
(Viết theo J. Daniélou: Le Mystère de l'Avent, Paris
1948)
Nguồn: giaoxubachuong
***
Lời giải đáp
VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM B
I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ đề: Tỉnh thức
* Tin Mừng thánh
Máccô 13,33:
“Anh em phải coi
chừng, phải tỉnh thức, vì anh em không biết khi nào thời ấy đến”.
II. Giải đáp trắc nghiệm
1. b.
Tỉnh thức (Mc 13,33)
2. b.
Các đầy tớ (Mc 13,34)
3. d.
Cả a, b và c đúng (Mc 13,35)
4. c.
Ngủ (Mc 13,36)
5. a.
Phải canh thức (Mc 13,37)
III. Giải đáp ô chữ
1. Ông chủ (Mc 13,36)
2. Nửa đêm (Mc 13,35)
3. Phương xa (Mc 13,34)
4. Canh thức (Mc 13,35)
5. Đầy tớ (Mc 13,34).
6. Chập tối (Mc 13, 35)
7. Người giữ cửa (Mc 13,34)
8. Phải canh thức (Mc 13,37)
Hàng
dọc: Canh Thức